dev-resources.site
for different kinds of informations.
Mấy dòng suy nghĩ về RR1
Từ ngày bắt đầu nghiệp Game Designer đến giờ, RR1 vẫn luôn làm một khái niệm ám ảnh đối với mình xuyên suốt nhiều dự án. Không quan trọng đã bỏ bao nhiêu tâm huyết, thời gian của cả team, RR1 mới là thước đo rõ ràng nhất về chất lượng của game dựa trên trải nghiệm khách quan của user - yếu tố mà anh em làm game, đặc biệt là theo mô hình free-to-play cực kì quan tâm
RR1 là gì?
- RR1 (hay Retention Rate 1) là chỉ số thể hiện tỉ lệ người dùng quay trở lại game vào Day 1 - ngày tiếp theo sau ngày mà user install game
- Các khái niệm Day 0, Day 1, Day 3… được gọi là Cohort Day, thường viết tắt là D0, D1, D3…
-
Cohort Day được dùng để định nghĩa hành trình kể từ lúc cài game của user, trong đó
- Day 0: Ngày user install game
- Day 1: 1 ngày sau ngày install game
- Day N: N ngày sau ngày install game
- Cohort Day của nhiều user khác nhau có thể là các Date Time (ngày trên lịch) khác nhau, tùy thuộc vào Install Date
-
Cohort Day được dùng để định nghĩa hành trình kể từ lúc cài game của user, trong đó
- Công thức tính RR1 (đơn vị %)
$$
RR1 = \frac{Active \; user \; in \; D1}{Installed \; User} \; X \; 100
$$
Cách xem RR1 của game
Hiện nay đa số các third-party service được gắn vào game để phục vụ công việc analytics đều có tích hợp sẵn phần để coi RR1, có thể kể đến 2 cái mình thấy phổ biến nhất là AppsFlyer và Firebase.
- Phần này chỉ cần gắn SDK vào game rồi điền một số key cần thiết là có thể xem trực tiếp ở Retention Report trên Dashboard của các bên
- Ngoài ra, ở dashboard đa số sẽ có các công cụ filter, group by… phục vụ tùy mục đích optimize khác nhau
Retention Report trên AppsFlyer
Một số thứ (mình đã thử) có thể cải thiện RR1
Optimize RR1 là vấn đề muôn thuở của gần như tất cả mọi team làm game F2P hiện tại. Đã trải qua cũng kha khá lần làm dạng task này, dưới đây là tổng hợp một số thứ mình rút ra được trong quá trình làm
Optimize “cảm giác điều khiển” trong game
Một trong những niềm vui cốt lõi, căn bản nhất khi chơi game đó chính là được điều khiển, tương tác một nhân vật, thế giới ảo thông qua tương tác với thiết bị điện tử. Nếu cơ chế điều khiển, tương tác trong game của bạn tạo ra những khó chịu hoặc không như mong muốn của user đó chính là loại bỏ chính niềm vui ban đầu của việc chơi game. Vì vậy, hãy dành thời gian căn chỉnh, lược bỏ một số thứ gây phiền toái, khó khăn cho user khi tương tác với game. Đây là một vấn đề về trải nghiệm, rất khó có kết luận đúng/sai ngay từ ban đầu. Hãy cố gắng lắng nghe feedback khi internal testing hoặc khi trong giai đoạn open testing và thực hiện những chỉnh sửa phù hợp
Tạo mục tiêu rõ ràng cho user
Giai đoạn on boarding của user là lúc để giới thiệu các cơ chế cơ bản, cốt lõi nhất mà game có. Song song với đó, đừng quên cho họ thấy đâu là những mục tiêu cần hướng tới. Việc game cung cấp những milestones nhỏ, vừa sức và tăng dần lên để user focus trong suốt quá trình on boarding tạo ra 1 flow chơi game liền mạch cho user. Hãy cố tạo nên một vòng lặp và gieo vào quá trình chơi game của user theo kiểu
Thấy mục tiêu mới → Tương tác với game để hoàn thành → Nhận thưởng → Thấy mục tiêu tiếp theo
- Một ví dụ cụ thể về tính năng trong game có thể kể đến là hệ thống quest song song với hành trình chơi của user
- Hệ thống quest được thiết kế tốt sẽ luôn luôn dẫn dắt user để hiểu hơn về game, đồng thời tạo ra cảm giác “có mục tiêu để hướng tới” cho user, tránh cảm giác gameplay bị trôi tuột
Hệ thống quest trong Township
Nếu được hãy thủ công hóa mọi thứ có thể
Trong một dự án game sẽ phát sinh tương đối nhiều cơ chế random hoặc generate trong quá trình chơi game. Tuy nhiên không phải lúc nào kết quả sinh ngẫu nhiên cũng tạo ra feeling tốt hay phù hợp nhất trong giai đoạn ban đầu game. Vì vậy, để tốt nhất cho user, Game Designer hãy chọn giải pháp “thủ công mỹ nghệ” cho những trải nghiệm ban đầu trong game. Ví dụ, game của bạn có cơ chế mở chest hoặc generate yêu cầu của khách hàng. Hãy tạo sẵn một bộ config kịch bản cho ít nhất 30 phút gameplay đầu tiên để đảm bảo tất cả user đều sẽ trải qua giai đoạn này một cách giống nhau và phù hợp với ý đồ thiết kế của bản thân
Font chữ và âm thanh trong game
Tuy là yếu tố thường sẽ chỉ được quan tâm trong những giai đoạn cuối cùng trước khi release nhưng thật sự font chữ và âm thanh cũng là một yếu tố tác động rất lớn đến trải nghiệm ban đầu khi chơi game
- Với font chữ: hãy ưu tiên nhưng font dễ nhìn, ít chân và lưu ý hạn chế text nhiều nhất có thể. Nếu được, hãy để ý luôn cả khoảng cách giữa những chữ cái với nhau, tránh việc dính chữ tạo cảm giác khó đọc
- Với âm thanh: ở đây mình có một note với BGM trong game. Hãy chọn những bài nhạc có giai điệu loop nhau, tầm thời lượng < 1 phút và phù hợp với mood xây dựng trong game
Best case mình đã từng thấy khi chọn đúng font chữ và BGM là cải thiện ~ 5% point cứng ở RR1
Tổng kết
RR1 là một chỉ số quan trọng đánh giá bước đầu tiềm năng để đầu tư thời gian để tiếp tục một dự án game. Để cải thiện RR1, hãy tập trung vào những yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến trải nghiệm ban đầu của user. Làm tốt được RR1 đồng nghĩa rằng bạn đã tiến thêm một bước rất đáng kể đến trên đường đến với một sản phẩm thành công 💟
Featured ones: